Chúng tôi xin chia sẻ cách hạch toán tài khoản tiền mặt 111, Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
– Chỉ phản ánh vào Tài khoản 111- “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không, ghi vào bên Nợ TK 111- “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113- “Tiền đang chuyển”.
– Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
– Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
– Kế toán tiền mặt của doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
– Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và số kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác minh nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
– Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để, ghi sổ kế toán. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có Tài khoản 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán Tài khoản 1112 theo một trong bốn phương pháp: bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau xuất trước, giá thực tế đích danh. Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007- “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
– Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. ở các doanh nghiệp có vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn khi, khi sử dụng để thanh toán, chi trả được hạch toán như ngoại tệ.
a. Bên Nợ:
– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
– Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý phát hiện thừa khi kiểm kê;
– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán
năm (đối với tiền mặt ngoại tệ).
b. Bên Có:
– Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
– Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý ở quỹ phát hiện thiếu hụt ở
quỹ phát hiện khi kiểm kê;
– Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán
năm (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2
– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.
– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
– Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim
khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
Ngoài công việc chính làm dịch vụ kế toán. chúng tôi liên tục tổ chức lớp học kế toán tổng hợp thực hành trên chứng từ hoá đơn thực tế của doanh nghiệp.