Các kế toán viên ít kinh nghiệm hay mới vào nghề thường chưa phân biệt được đâu là chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, đâu là giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại. Nếu không phân biệt được sẽ gây khó khăn, lúng túng không biết hạch toán vào tài khoản nào cho phù hợp. Chúng tôi xin chia sẻ cách phân biệt 4 trường hợp trên cho các bạn tham khảo
Người mua | Người bán |
Chiết khấu thanh toán: giảm trừ do thanh toán trước thời hạn | |
– Chứng từ: phiếu thu – Hạch toán: C515 |
– Chứng từ: phiếu chi – Hạch toán: N635 ( bị khống chế 15%) |
Chiết khấu thương mại: giảm giá do mua với số lượng lớn – CKTM giảm ngay trên hóa đơn: ghi nhân giá trị hàng hóa, thuế theo giá đã giảm (không dùng 521) – Xuất hóa đơn khi kết thúc đợt mua hàng: làm như sau: |
|
– Chứng từ: Nhận hóa đơn điều chỉnh của người bán, kê khai bảng kê mua vào, ghi (-) – Hạch toán: C156, C133 |
– Chứng từ: Người bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá, kê khai bảng kê bán ra ghi (-) – Hạch toán: N521, N333 |
Giảm giá hàng bán: giảm giá do kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách – Giảm giá ngay ghi trên hóa đơn, ghi nhân giá trị hàng hóa, thuế theo giá đã giảm, (không dùng 532) – Xuất hóa đơn giảm giá, làm như sau: |
|
– Chứng từ: Nhận hóa đơn điều chỉnh của người bán, kê khai bảng kê mua vào, ghi (-) – Hạch toán: C156, C133 |
– Chứng từ: Người bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá, kê khai bảng kê bán ra ghi (-) – Hạch toán: N532, N333 |
Hàng bán bị trả lại: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách | |
– Chứng từ:Người mua xuấ hóa đơn trả hàng, kê khai bảng kê bán ra, ghi (+) – Hạch toán: C156, C133 |
– Chứng từ:Nhận hóa đơn trả hàng của người mua, kê khai bảng kê mua vào (+) – Hạch toán: N531, N333 |